Hãy tưởng tượng, chúng ta đang ở trên một chiếc thuyền ngoài biển, và chiếc thuyền của bạn đang bị thủng, thay vì tìm cách bịt lỗ thủng đó lại, bạn lại bị hấp dẫn bởi những yếu tố khác, dần dần, nước tràn vào trong thuyền, ngày càng nhiều, khi bạn bắt đầu nhận ra cũng chính là lúc chiếc thuyền dần dần chìm xuống biển cả.
Hình ảnh chiếc thuyền chính là cuộc sống của chúng ta hiện nay
Chúng ta đang sống trong biển thông tin, bị kích thích liên tục từ điện thoại, thiết bị điện tử, cho đến mạng xã hội. Sự kích thích này xảy ra liên tục nghiễm nhiên trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng chúng ta lại không nhận thức được, chính nó đang dần dần phá huỷ cuộc sống của chúng ta, mỗi ngày một chút.
Đó chính là hậu quả của Overstimulation
Khi chúng ta sử dụng điện thoại hoặc lướt mạng xã hôi, xem clip ngắn, bộ não tiết ra một loại hocmone, gọi là dopamine.
Dopamin giúp mang lại niềm vui, cảm giác hưng phấn tức thời, tạo cho con người có cảm giác được tưởng thưởng và khiến cho chúng ta muốn có được nó nhiều hơn. Hãy nghĩ đến việc khi bạn đăng bài lên Facebook, việc đầu tiên của chúng ta là làm gì? Đó là chúng ta liên tục cập nhật Facebook, đếm số lượng người like, người comment, vì một lượt like và comment như vậy giống như là phần thưởng mà bộ não muốn thông báo cho chúng ta rằng chúng ta đã có một bài viết chất lượng. Tương tự như việc coi clip, cứ mỗi lần chúng ta xem clip ngắn, não cũng sẽ tiết ra dopamin để làm tăng cảm giác hưng phấn. Tuy nhiên, cũng giống như khi chúng ta uống cà phê, nếu lúc đầu chỉ cần 1 cốc cà phê thôi là đủ để bạn có thể tỉnh táo 1 ngày, nhưng nếu ngày nào bạn cũng nạp cà phê, thì cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng lờn cà phê, 1 cốc sẽ không còn đủ, bạn sẽ cần 2 -3 cốc cà phê mỗi ngày. Việc xem clip cũng vậy, lúc đầu, chỉ cần vài clip , nhưng dần dần 1 bạn cần chục clip. Não của chúng ta cũng rơi vào trạng thái lờn và nó đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm một clip nào đó hấp dẫn hơn để làm tăng lượng dopamin này lên. Điều này kéo đến việc lượng thông tin chúng ta nạp vào một ngày cực kỳ lớn. Hậu quả xảy ra là chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất năng lượng, chán nản, thậm chí là trầm cảm.
Dopamin là phân tử tạo ra cảm giác ham muốn chứ không phải phân tử giúp chúng ta cảm thấy hài lòng, thoả mãn. Do đó, chúng ta lúc nào cũng khao khát cảm giác đó và liên tục tìm mọi cách đạt được. Bằng chứng là việc chúng ta liên tục check tin nhắn, lướt mạng xã hội, và khi tất cả mọi sự kích thích kia bị cắt đứt đột ngột, chúng ta rơi vào trạng thái khó chịu, bứt rứt, bực bội và không tập trung.
Tác giả của cuốn sách Dopamin nation có nói rằng: “Chúng ta đã mất khả năng chịu đựng ngay cả những hình thức khó chịu nhỏ nhặt. Chúng ta liên tục tìm cách đánh lạc hướng bản thân khỏi thời điểm hiện tại chỉ để giải trí”
“Thú vui của chúng ta không phải là thú vui vật chất, mà là biểu tượng của lạc thú - được gói ghém hấp dẫn nhưng nội dung thấp kém” Alan Watts
Tâm trí sẽ luôn đánh lừa bạn để bạn nghĩ rằng thứ đó có giá trị khi có khoảng cách giữa bạn và đồ vật đó.
Vậy overstimulation đang dần dần phá huỷ của bạn như thế nào?
Nhu cầu mong muốn kết nối
Nhưng ở đây là kết nối ảo, chứ không phải là kết nối thật. Điển hình là việc mỗi lần đăng status lên mạng xã hội, chúng ta khao khát mọi người tương tác mạnh mẽ, hoặc có một cuộc bàn tán nào đó mới nổ ra, chúng ta cũng sẽ là những người bay vào cuộc bàn tán đó, nhưng tất cả chỉ xảy ra trên mạng xã hội. Vì khi tương tác mạng xã hội, bạn không cần phải để ý đến nét mặt của người đối diện, bạn dễ dàng có thể kiểm soát cuộc nói chuyện hơn, bạn có thể dễ dàng edit, xoá, hoặc bạn có thể dễ dàng “chèo lái dư luận”. Bạn có thể kiểm soát tất cả và nó sẽ diễn ra Theo như cách bạn muốn. Còn với kết nối thực, mọi sự kiện diễn ra đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, dần dần bạn cảm thấy sợ sự mất kiểm soát đó và bạn lại tiếp tục bám víu vào mạng xã hội.
Chúng ta càng ham muốn kết nối ảo, chúng ta lại càng né tránh kết nối thât. chắc bạn chẳng còn lạ lẫm với hình ảnh một nhóm bạn vào quán cà phê, nhìn thì có vẻ vui vẻ, xum tụ, nhưng sau 5 phút, mỗi người cầm một cái điện thoại,
Đây là thời đại chúng ta có nhiều kết nối nhất những cũng là thời đại chúng ta cô đơn nhất.
Sự kích thích quá mức do siêu kết nối gây ra có tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần. Các bình luận tiêu cực, sự so sánh không ngừng nghỉ trên mạng xã hội góp phần làm tăng mức độ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
Điều cần thiết là phải nhận ra tầm quan trọng của việc ngắt kết nối trong thế giới ảo. Chúng ta cần phải thiết lập ranh giới trong mối quan hệ của mình với công nghệ và học cách kết nối trở lại với con người trong thế giới thật. Chúng ta cần phải vạch rõ, đâu là thời gian dùng mạng xã hội, đâu là thời gian tập trung làm việc. Nếu mạng xã hội là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin, hãy xoá app, thậm chí bạn có thể sử dụng những ứng dụng giups bạn làm việc đó. Mỗi lần bạn muốn sử dụng các trang mạng xã hội, bạn cần phải trả tiền. nếu nhu không được, chúng ta cần phải cương, đó chính là cách giúp chúng ta thoát khỏi vũng lầy này.
Làm việc đa nhiệm.
Đó là khi chúng ta vừa làm việc vừa check tin nhắn, đó là khi chúng ta làm nhiều việc cùng một lúc. Đó là khi bạn vừa nghe clip này vừa làm việc khác. Bộ não của chúng ta không được thiết kế để làm việc đa nhiệm, và cái giá phải trả khi chúng ta làm việc đa nhiệm đó chính là tốc độ làm việc giảm sút, khả năng sai sót tăng cao, thiếu khả năng sáng tạo và gây ra cảm giác không hài lòng. Chi tiết về đa nhiệm, mình có đề cập ở clip này, bạn có thể tìm hiểu thêm.
Có một điều bạn cần nhớ, nếu bạn càng ham muốn có được tất cả mọi thứ đồng nghĩa với việc bạn không có thứ gì cả.
Điều này cũng giống như khi chúng ta bán hàng, chúng ta càng mong muốn bán cho nhiều người, tiếp cận nhiều đối tương, đồng nghĩa với việc chúng ta không bán được cho ai cả, bởi vì chúng ta không chạm được đúng nỗi đau của họ, và khi không chạm được nỗi đau của họ, nghĩa là sản phẩm của chúng ta không giải quyết vấn đề của họ và họ sẽ không chọn sản phẩm của chúng ta.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tập trung làm mỗi lần một việc, hãy đưa tâm trí của chúng ta vào dòng chảy, khi đó chúng ta sẽ không còn để ý đến bất cứ thứ gì khác và chúng ta chỉ tập trung vào việc chúng ta cần phải làm.
“Và khi sự tập trung kết thúc, bản thể sẽ trở nên toàn thiện và bạn sẽ có cảm giác hòa hợp hơn với mọi thứ, không chỉ trong tâm hồn mà còn đối với những người khác và với thế giới xung quanh”. Trích Flow
Thiếu không gian để suy ngẫm và khả năng sáng tạo.
Bộ não của bạn giống như một cái bình nước, nếu bạn liên tục đổ nước vào bình và không xả nước ra, bình nước sẽ tràn. Chúng ta liên tục tiếp thu thông tin nhưng lại không dành thời gian để xem xét đâu sẽ là nguồn thông tin hữu ích, giúp chúng ta giải quyết vấn đề, dần dần những thông tin đó cũng trôi vào quên lãng, dành chỗ cho những thông tin mới. Và chúng ta trở thành người chỉ biết tiêu thụ thông tin nhưng lại không biết tiêu hoá, thực hành các loại thông tin đó. Thông tin chỉ trở thành công cụ hữu ích nếu chúng ta biết cách sử dụng.
All of humanity's problems stem from man's inability to sit quietly in a room alone," the French philosopher Blaise Pascal
Sự cô đơn thường được coi là một điều gì đó tiêu cực nhưng chính những khoảnh khắc một mình sẽ giúp chúng ta phản ánh lại được những gì chúng ta mong muốn, những mục tiêu chúng ta muốn đạt được trong tương lai.
Một trong những phương pháp để chúng ta có được không gian yên tĩnh này là thiền định. thiền định chính là cách giúp chúng ta có thể quan sát được mọi suy nghĩ của chúng ta và là cách giúp chúng ta thoát ra khỏi cạm bẫy của sự kích thích quá mức.
Khi càng đắm chìm trong thế giới của mạng xã hội, chúng ta càng mất đi khả năng sáng tạo bởi vì chúng ta không có thời gian để tiêu hoá lượng thông tin đó. Thay vì dành 30-40 phút mỗi ngày để dùng điện thoại, tại sao chúng ta không dành thời gian đó để đi bộ?
Thói quen đi dạo hàng ngày rất quan trọng đối với Einstein. Khi làm việc ở Đại học Princeton, New Jersey, ông thường đi 2,5 km tới đó và đi bộ về. Cũng giống như Ông nối tiếp những nhà Darwin,- Cha đẻ của Thuyết tiến hóa có hẳn lịch trình đi bộ mà ông tuân thủ thực hiện mỗi ngày
Thói quen trên không chỉ tốt cho sức khỏe, có nhiều bằng chứng cho thấy đi dạo có thể tăng cường trí nhớ, tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề
Thiếu sự authentic
tiếp cận với quá nhiều với công nghệ, mạng xã hội cũng sẽ tạo nên một áp lực vô hình đè nén lên chúng ta . chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những hình ảnh lý tưởng hóa về thành công và hạnh phúc, khiến chúng ta đi theo những con đường không phù hợp với mình
“Được là chính mình trong một thế giới luôn cố gắng biến bạn thành một người khác chính là thành tựu lớn nhất.” triết gia Ralph Waldo Emerson
Được là chính mình là điều khó đạt nhất hiện nay. Mỗi hành động, suy nghĩ cố gắng để trở thành chính mình đều bị xã hội đưa ra đánh giá. Tất cả những tiêu chuẩn của xã hội khiến chúng ta nghĩ rằng, ở độ tuổi đó phải là như thế, đến độ tuổi này phải thế kia.
Tốt nghiệp cấp 3 là phải đi học đại học, sau đó ra trường kiếm việc, cố gắng bám trụ đến năm 65 thì nghỉ hưu. đó là một công thức xã hội đặt ra và buộc chúng ta tuân Theo. Nếu chúng ta đi trật với đường ray sẽ bị đánh giá thấp kém. Dần dần, chúng ta không phân biệt được như thế nào là nên hay không nên. Chúng ta trở thành bản sao của những người khác mà chúng ta không biết.
“Đừng bao giờ bắt chước, hãy luôn là nguyên bản. Đừng trở thành một bản sao. Nhưng đấy lại là điều đang diễn ra trên khắp thế giới – toàn những bản sao”. (Can đảm - biến thách thức thành sức mạnh)
Như triết gia Hy Lạp nổi tiếng Socrates có nhắn nhủ
“Know thyself”
Bạn thực sự hiểu rõ bản thân mình đến mức nào? Làm thế nào để bạn trả lời câu hỏi: tôi là ai? Hãy nhìn vào cách bạn xác định bản thân - qua công việc, các mối quan hệ, tài sản, ước mơ, hành động của bạn, qua những gì bạn làm, những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói và những gì bạn thích. Và điều gì sẽ xảy ra khi bạn không còn làm những việc bạn làm, không còn sở hữu những thứ bạn sở hữu, mơ những điều bạn mơ, nghĩ những điều bạn nghĩ, nói những điều bạn nói hoặc thích những điều bạn thích? Bạn có ngừng tồn tại không? Không có phần nào trong bạn là bất biến sao? Nếu không thì bạn là ai? Tệ hơn nữa, người khác có định nghĩa được bạn là ai không? Bạn có đơn giản là những gì người khác cảm nhận về bạn không?
Để trả lời được những câu hỏi đó, chúng ta phải tự trải nghiệm, sự tự trải nghiệm là vua, giúp chúng ta biết được chúng ta là ai. và để làm được điều đó, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là đặt điện thoại xuống và ngắt kết nối trên mạng xã hội và bắt đầu kết nối trên đời thực, tạo không gian để được ở một mình và suy ngẫm, thực hành. Đó chính là cách giúp bạn có thể lấy lại sự kiểm soát cuộc sống.
Bản tin được xây dựng và phát triển bởi Mỹ Hường-một nutrition coach, là người đang trên hành trình xây dựng cuộc sống thịnh vượng.
Bạn có thể ghé thăm Hường tại đây:
Website cá nhân: maotruc.com
Instagram: maotruc.dinhduong
Facebook: Cùng maotruc nói về dinh dưỡng
Youtube: https://www.youtube.com/@myhuong5623